1. Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác không?

- Nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “Hộ ông/bà” thì quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên trong hộ bao gồm cả cha mẹ và các con. Trường hợp này, theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì khi cha mẹ bán đất thì phải có sự đồng ý bằng văn bản và chữ ký của các con là thành viên của hộ gia đình sử dụng đất và văn bản đồng ý đó phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

  • Trường hợp hộ gia đình có thành viên chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý, để được xác định là thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất thì cần đáp ứng 02 điều kiện sau:
    • Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
    • Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất
  • Như vậy, nếu con sinh ra sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất thì dù là đất cấp cho hộ gia đình thì cũng không có quyền sử dụng đất chung.

- Ngoài trường hợp đất cấp cho hộ gia đình nêu ở trên thì những trường hợp còn lại, cha mẹ bán đất không cần chữ ký của các con dù là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

  • Với trường hợp là tài sản chung thì việc cha mẹ bán đất sẽ do cha mẹ thỏa thuận chứ không cần chữ ký của các con

Những điều cần lưu ý khi cha mẹ sang tên đất cho con

2. Sang tên Sổ đỏ cho con: Nên tặng cho hay để thừa kế?

Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người chết sang người thừa kế thông qua di chúc hợp pháp hoặc theo quy định pháp luật.

Như vậy sang tên Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) theo hình thức thừa kế chỉ được thực hiện khi cha mẹ chết.

* Theo pháp luật: 

- Nếu cha mẹ không có sự ưu tiên cho một hay một số người con thì việc chia thừa kế theo pháp luật bảo đảm tính công bằng, không gây mất đoàn kết (chia đều)

* Theo di chúc:

- Cha mẹ có quyền để lại toàn bộ quyền sử dụng đất của mình cho một người con, trừ trường hợp con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng mất khả năng lao động (người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc)

Về tặng cho quyền sử dụng đất

Tặng cho quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của tặng cho tài sản, đó là việc người sử dụng đất chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi mình còn sống mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo sự thỏa thuận.

Theo đó, sang tên Giấy chứng nhận theo hình thức tặng cho được thực hiện khi cha mẹ còn sống.

* Ưu điểm:

- Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của cha, mẹ hoặc tài sản chung của cha mẹ thì cha mẹ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho bất kỳ người con nào mà không bị pháp luật cấm hay hạn chế quyền.

- Có quyền lập hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện.

Ví dụ: Cha mẹ có quyền tặng cho nhà đất có điều kiện cho con như con có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được đuổi cha mẹ ra khỏi nhà,…

- So với thừa kế, nhất là thừa kế theo pháp luật thì tặng cho nhà đất ít xảy ra tranh chấp giữa những người con hơn vì quyền tặng cho ai, diện tích bao nhiêu, khi nào tặng cho,… đều do cha mẹ quyết định.

* Nhược điểm:

- So với thừa kế theo pháp luật có thể gây ra mâu thuẫn giữa những người con nếu không được chia đều về quyền và lợi ích. Điều này khá dễ hiểu vì trong nhiều gia đình cha mẹ sẽ ưu tiên một hoặc một số người con hơn những người còn lại.

Những điều cần lưu ý khi cha mẹ sang tên đất cho con

3. Được miễn các loại thuế phí gì?

Được miễn thuế thu nhập cá nhân (2%)

- Theo điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Được miễn lệ phí trước bạ (0,5%)

- Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, nhà đất là quà tặng giữa: Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể được miễn lệ phí trước bạ.

4. Chi phí sang tên sổ đỏ, sổ hồng bao nhiêu?

* Phí thẩm định hồ sơ

- Do HĐND các tỉnh, thành quy định:

Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định phí thẩm định hồ sơ khi sang tên nhà đất thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nên mức thu giữa các tỉnh, thành sẽ khác nhau.

- Mức thu: Dao động từ 500.000 đồng – 05 triệu đồng (thông thường từ 500.000 đồng đến 02 triệu đồng)

* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận (lệ phí làm bìa mới)

- Khi sang tên nhà đất nếu người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho yêu cầu và được cấp Giấy chứng nhận mới sẽ phải nộp khoản lệ phí này.

- Mức thu: Dù các tỉnh thành thu khác nhau nhưng đều thu dưới 100.000 đồng/lần/giấy.

0899.288.820
Lê Minh Land
Lê Minh Land